Giúp trẻ đối diện với căng thẳng

Thứ sáu - 21/10/2016 09:45
Gần 4 triệu bạn trẻ ở Mỹ vừa chính thức trở thành học sinh đầu cấp tại các trường trung học. Liệu họ có cách hiệu quả hơn khi đối diện với căng thẳng và cảm giác bất an? Câu trả lời là có, nhờ vào tư duy “Tôi có thể thay đổi. Tất cả rồi sẽ thay đổi”.
Giúp trẻ đối diện với căng thẳng

Nghiên cứu mới nhất cho rằng họ có thể. Dù áp lực học tập lẫn áp lực xã hội không ngừng bủa vây thanh thiếu niên trong môi trường học đường nhưng chúng ta có thể giúp đỡ, hướng dẫn các em những kỹ năng đối phó để dễ dàng bước qua bẫy lo âu, căng thẳng.

Giáo sư dự khuyết chuyên ngành tâm lý David S. Yeager thuộc Đại học Texas, cũng là nhân tố tích cực, nỗ lực hỗ trợ sinh viên của trường. Thời gian gần đây, Giáo sư David đã mở rộng mối quan tâm đến những đối tượng trẻ hơn để giúp các em tăng sức bền, sức chịu đựng ở ngưỡng cửa có nhiều xung đột tâm lý.

Trong nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Khoa học tâm lý, David đã phát hiện ra kỹ thuật hiệu quả đến bất ngờ. Đầu năm học các em học sinh cùng tham gia bài đọc và viết giúp các em thấm nhuần cách tư duy “mọi người đều có thể thay đổi” để quản lý cảm xúc căng thẳng của mình. Theo đó, các em sẽ có những bài viết nhật ký trực tuyến, tự báo cáo về hoạt động và suy nghĩ bản thân. Kết quả kiểm tra, đo lường tim mạch và kích thích tố sau đó chỉ ra: Những em tham gia bài thực hành trên sau đó chịu sự căng thẳng ở mức độ thấp hơn và tự tin hơn khi đối mặt với các tình huống gây khó, đồng thời có điểm số cao hơn cuối năm học khi so sánh với nhóm không tham gia.

Quy mô của cuộc nghiên cứu khá khiêm tốn, chỉ gồm 60 học sinh ở Rochester, New York trong lần thử nghiệm đầu tiên và 205 học sinh khối 9 ở Texas. Năm 2017, các nhà nghiên cứu sẽ nhân rộng nghiên cứu ở quy mô lớn hơn, trên 25 trường trung học được chọn ra trên khắp đất nước. Nếu mọi việc thuận lợi, David và cộng sự của mình thực hiện dự án miễn phí ở Đại học Stanford, lấy đó là phương pháp hỗ trợ tâm lý cho sinh viên.

Người lớn không đóng vai trò quan trọng trong bài thực hành trên. Chính các em tự dạy bản thân cách làm quen với kỹ thuật “giảm xóc” này và khi các em bị “ném” vào căng thẳng xã hội, các em có thể tự mình làm làm sáng tỏ một hiện tượng để dàn xếp trong mọi hoàn cảnh.

Giáo sư tâm lý John R.Weisz thuộc Đại học Harvard tuy không tham gia thực hiện nghiên cứu trên nhưng đánh giá đây là cách tiếp cận hiệu quả, có tác động tích cực. Ông cho rằng: “Bạn là người trẻ và bạn phải chịu đựng những tổn thương xã hội. Điều đó không có nghĩa là bạn luôn luôn và mãi mãi là mục tiêu. Bạn thay đổi được. Qua thời gian, mọi người cũng đều thay đổi. Họ sẽ chín chắn và không còn nhẫn tâm như thế. Đó là một bước chuyển mình thú vị, rất hay mà trẻ con cần nên học”.

Đầu tiên, các em được đọc một đoạn viết ngắn về khoa học bộ não, mô tả bằng cách nào cá tính một người có thể thay đổi. Sau đó, những em học sinh này sẽ đọc những bài viết của anh chị lớp trên về xung đột trong học đường, phản ánh quá trình làm sao để phớt lờ mọi thứ và tiếp tục. Cuối cùng, các em học sinh tham gia bài tập được yêu cầu đưa ra lời khuyên cho những đối tượng học sinh nhỏ tuổi hơn mình. Đây là cách để các em thấu suốt bản thân và chuyển tải thông điệp tích cực lan toả sâu rộng, giúp các em ghi nhớ lâu hơn từ thực tế.

Chuyên gia David S. Yeager cùng đồng nghiệp đã thí điểm cách thức này ở 5 trường học. Sau 9 tháng áp dụng, 300 em học sinh đầu cấp giảm 40% số báo cáo về căng thẳng tâm lý so với những em không tham gia.

Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra, gần 11% thanh thiếu niên vướng phải căng thẳng. Thậm chí, nhiều nghiên cứu độc lập khác cho tỷ lệ cao hơn rất nhiều. Trong khoảng năm học lớp 6 đến lớp 10, tỷ lệ thường xuyên đối mặt với vấn đề tâm lý cao gấp đôi ở nam giới và gấp ba ở các em nữ. Trong khi đó, kỹ năng xử lý của các em rất kém.

Hai thử nghiệm có liên quan đến nghiên cứu của chuyên gia David đã chỉ ra: Không một ai phải chịu cảnh mãi mãi bị gạt bỏ. Cá tính của “nạn nhân” cũng như của kẻ gây sự không phải là điều bất biến.

Trước tiên, 60 học sinh từ 14-17 tuổi được kiểm tra về nhịp tim và lượng cortisol (hormone gây căng thẳng). Một nửa trong số đó được giao đọc những bài viết khoa học cung cấp thông tin chứng minh tính cách mỗi cá nhân đều có thể phát triển. Sau đó, các em đọc những bài viết của học sinh lớp trên để chứng minh thực tế. Một trong những bài viết có nội dung: “Khi tôi mới chân ướt chân ráo bắt đầu một cấp học mới, tôi cảm thấy mình bị bỏ rơi khi mình bị cho ra rìa trong tất cả mọi người đều được một người bạn cùng lớp mời dự tiệc sinh nhật. Tôi cảm thấy họ quên mất mình. Hoặc thậm chí tôi nghĩ họ cho rằng tôi không đủ thú vị để được mời. Tuy nhiên, mặc dù cảm giác ấy khó chịu đến thế nào thì nó cũng không tồn tại mãi. Rồi họ sẽ thay đổi khi họ tự nhận ra họ đã làm người khác tổn thương thế nào”. Học sinh viết những dòng trên quyết định tự thay đổi tâm trạng của mình, em chủ động tham gia các câu lạc bộ, tập luyện thể thao nhiều hơn. Bản thân em tự thấy mọi việc tốt đẹp hơn.

Sau khi đọc những bài viết khoa học và kinh nghiệm thực tế, các em học sinh sẽ viết ra trải nghiệm khó chịu, căng thẳng mình trải qua. Sau đó, các em được giao bài viết: Hãy nhìn lại trải nghiệm của bản thân và đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ gặp phải trường hợp của chính mình hôm nay.

Quá trình bài tập kết thúc, các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra nhịp tim và lượng cortisol ở hai nhóm thì họ thấy nhóm không tham gia bài tập có chỉ số cho thấy các em căng thẳng hơn nhóm còn lại.

David S. Yeager đã giải thích hiện tượng trên: “Người lớn chúng ta càng muốn khuyên bảo bọn trẻ về cách ứng phó thì chúng càng không muốn làm theo. Khi ta yêu cầu những đứa trẻ thuyết phục nhau, chúng sẽ có cảm giác được tôn trọng và có động lực hơn. Đó là cơ hội để các em nhìn thấy viễn cảnh, nhờ đó tạo nên sự thay đổi trong tư duy, dứt ra được hoàn cảnh hiện tại của mình”. Quan trọng hơn, nó tạo ra hướng suy nghĩ linh động, không cứng nhắc và nhờ đó, các em hiểu được, nhược điểm và cản trở chỉ ở hiện tại. Các em hoàn toàn thay đổi nếu tác động tích cực.

David cho biết: “Kỹ thuật can thiệp tâm lý ở đây không nhắm vào cách củng cố lòng tự tôn của các em. Cách này không còn hữu dụng. Cách mà chúng tôi thực hiện là tăng sự tự tin ở các em bằng cách thay đổi niềm tin của các em vào khả năng các em có thể thay đổi”.

ST

Nguồn: http://www.nytimes.com/2016/09/30/health/teenagers-stress-coping-skills.html?_r=2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây