Sinh trắc học vân tay là gì?

Sinh trắc học hay Công nghệ sinh trắc học (tiếng Anh: Biometric) là công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân như vân tay, mống mắt, khuôn mặt... để nhận diện.Đây được coi là công cụ xác thực nhân thân hữu hiệu nhất mà người ta sử dụng phổ biến vẫn là nhận dạng vân tay bởi đặc tính ổn định và độc nhất của nó và cho đến nay, nhận dạng dấu vân tay vẫn được xem là một trong những phương pháp sinh trắc tin cậy nhất.
Mỗi người có một đặc điểm sinh học duy nhất. Dữ liệu sinh trắc học của từng cá nhân với đặc điểm khuôn mặt, ảnh chụp võng mạc, giọng nói sẽ được kết hợp với nhau bằng phần mềm để tạo ra mật khẩu dành cho những giao dịch điện tử, phương thức đó là "công nghệ sinh trắc đa nhân tố". Sự phát triển của công nghệ đã thay đổi từ việc lăn tay trên mực và lưu trữ trên giấy sang quét trên máy và lưu trữ kỹ thuật số.
GIỚI THIỆU NGÀNH KHOA HỌC VÂN TAY
Báo cáo phân tích vân tay là một chuỗi hệ thống đánh giá được phát triển bởi nghiên cứu của các nhà khoa học qua từng giai đoạn khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa trên những yếu tố khoa học về hệ thống gen của con người, khoa học thần kinh và tâm lí học trẻ em qua các phương pháp quan sát, theo dõi, so sánh, thống kê kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng.

Năm 1685: Cuốn sách đầu tiên về vân tay học do tiến sĩ Gouard Bidloo công bố.

Năm 1686: Tiến sĩ Marcello Malphigi Barcelona, người đầu tiên dùng kiến hiển vi quan sát vân tay và ghi chép vào biên niên sử.

Năm 1788: J.C.Mayer là người đầu tiên đưa ra thuyết cơ bản về phân tích vân tay và phá hiện ra dấu vân tay là duy nhất

Năm 1823: Tiến sĩ John Evangelist Purkinji, giáo sư đại học Breslau (Đức) phân loại những chủng trên các vân tay thành 9 loại.

Năm 1880: Trong tạp chí Nature, Bác sĩ Người Anh Henry Faulds đưa ra kiến nghị lấy dấu vân tay của tội phạm tại hiện trường xảy ra vụ án và đưa ra lý luận gien vân tay

Đầu năm 1832, Charles Bell - nhà phẫu thuật nổi tiếng của Anh đã bắt đầu các nghiên cứu về lĩnh vực này và khám phá ra mối liên hệ giữa vân tay và cấu trúc não bộ.

Năm 1888: Francis Galton (cháu của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện vai trò của vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt vân tay ở những chủng tộc khác nhau. Ông đã đơn giản hoá việc phân loại vân tay và chia vân tay thành 3 loại lớn: Vân sóng (không có tam giác điểm), vân móc (có 1 tam giác điểm), vân xoáy (có 2 tam giác điểm). Galton cũng phát hiện tính cách con người theo hình dạng vân tay khác nhau. Ngày nay, cách nhận diện tính cách này vẫn được sử dụng trong vân tay học.

Năm1897: Harris Hawthorne Wilder – Nghiên cứu các gò trên bàn tay và gọi chúng là 3 điểm bán kính A, B, C; đồng thời đưa ra các chỉ dẫn về các loại vân chính.

Sau đó, năm 1950, giáo sư Penfield - nhà phẫu thuật thần kinh người Canada – đã xuất bản quyển sách “Biểu đồ mặt cắt của não bộ trong mối quan hệ với các bộ phận cơ thể”. Quyển sách đã mô tả mối liên hệ sâu sắc giữa vân tay và cấu trúc não bộ.
Năm 1981, giáo sư Roger W.Sperry cùng các cộng sự đã được trao giải thưởng Nobel Y sinh học cho nghiên cứu của họ về các chức năng của bán cầu não trái, não phải và cho ra đời thuyết nhị não.
Francis Galtons (cháu của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện ra vai trò của vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt vân tay ở những chủng tộc khác nhau. Ông đã đơn giản hóa việc phân loại vân tay và chia làm 3 chủng loại vân chính: Vân sóng (Arch ), Vân móc (Loop), Vân xoáy (Whorl)
vantay1

Cuối thế kỉ 19, tiến sĩ Henry Faulds đưa ra lí luận số lượng vân tay TFRC (Total Fingerprint Ridge Count) có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.
Bà Charlotte Woff – Nhà nghiên cứu vân tay: sử dụng các phương pháp thống kê, biểu đồ và một số công cụ máy móc thời kỳ đó để giải thích mối liên hệ giữa bàn tay và ý thức. Kết quả cho thấy sự tương quan trực tiếp từ dấu vân tay lên nhận thức và tư duy của con người. Đồng thời bà cũng cho biết ngón cái và ngón trỏ có thể cho biết năng lực tự ý thức và ý chí của mỗi người.
Năm 1967, Bà Beryl B.Hutchinson MBE- điều hành Hiệp hội nghiên cứu các loại hình sinh lí (Society for Study of Physio-logical Patterns – SSPP): phát hiện ra dấu vân tay có thể chứng minh đặc trưng tính cách bẩm sinh của con người.
Năm 1926, Tiến sĩ Harolds Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học vân tay đưa ra lí luận cường độ RC, số lượng tam giác điểm, vị trí và hình dạng vân tay ở những ngón khác nhau có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người. Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc não bộ. Dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đoạn từ 13-19 tuần tuổi. Vào giai đoạn trước đó, thai nhi không có dấu vân tay đồng thời não bộ cũng chỉ trong giai đoạn hình thành.

Năm 1944: Tiến sĩ Tâm lý phân tích Julius Spier xuất bản cuốn sách "Bàn tay của trẻ em". Ông đã khám phá một số điểm đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển tâm sinh lý, chẩn đoán sự mất cân bằng và các vấn đề trong khu vực này từ các mô hình của bàn tay

Năm 1946: F.B.I.(Mỹ) đã thu thập 100 triệu dấu vân tay và đến năm 1971 số lượng tăng lên 200 triệu. Với công nghệ AFIS, các hồ sơ được phân loại thành hồ sơ tội phạm và hồ sơ dân sự.

Năm 1957: Tiến sĩ Walker sử dụng các cấu hình da trong chẩn đoán Hội chứng Down

Năm 1967: Beryl B Hutchinson – Người đầu tiên phát hiện ra vân tay học có thể chứng minh đặc tính bẩm sinh của mỗi người

Năm 1968: Sarah Holt nghiên cứu mô hình các vân tay của cả hai bàn tay và lòng bàn tay ở các dân tộc khác nhau cả về đặc tính bẩm sinh và sự tác động của môi trường

Năm 1969: John J. Mulvihill, MD và David W. Smith, MD xuất bản cuốn "Thiên tài qua Vân tay", cung cấp phiên bản mới nhất về sự hình thành của vân tay

Năm 1974: Beverly C. Jaegers nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng các ký hiệu vân tay hiển thị trên bàn tay có thể cho biết đặc trưng tâm lý của con người.

Năm 1970: Liên Bang Xô Viết sử dụng Sinh trắc vân tay trong việc lựa chọn thí sinh cho Thế vận hội Olympic.

Năm 1985: Tiến sĩ Chen Yi Mou - Đại học Havard nghiên cứu Sinh trắc vân tay dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của Tiến sĩ Howard Gardner. Đây là lần đầu tiên áp dụng Sinh trắc dấu vân tay trong lĩnh vực giáo dục và chức năng của não liên quan đến dấu vân tay

Năm 2000: Tiến sĩ Stowens - Giám đốc Bệnh viện St Luke ở New York tuyên bố để có thể chẩn đoán tâm thần phân liệt và bệnh bạch cầu với độ chính xác hơn 90%. Tại Đức, Tiến sĩ Alexander Rodewald tuyên bố có thể xác định khuyết tật bẩm sinh tương đương với độ chính xác 90%.

Năm 2004: Trung tâm IBMBS (Trung tâm Sinh trắc học Xã hội và Hành vi ứng xử quốc tế) đã xuất bản hơn 7000 luận án về Sinh trắc vân tay. Ngày nay, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan áp dụng Sinh trắc vân tay đến các lĩnh vực giáo dục, hy vọng sẽ cải thiện chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu quả học tập bằng cách xác định các phong cách học tập khác nhau.

Kết luận của ngành nghiên cứu phân tích vân tay học (Dermatoglyphics) theo lí luận của Tiến sĩ Harold Cummins là mỗi người trong chúng ta đều có não bộ riêng dẫn đến cách suy nghĩ và hành động khác nhau. Nhưng để tìm hiểu tại sao mỗi người trong chúng ta đều có cách biểu hiện hành vi khác nhau thì chỉ có một con đường duy nhất là nghiên cứu họ thông qua dấu ấn rất riêng được thể hiện bằng các đường vân trên các ngón tay.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây