InfoLifes Việt Nam

http://www.infolifes.vn


Hiệu ứng tâm lý ảnh hưởng đến hành vi con người

Nếu bạn đang tìm cách thúc đẩy sự phát triển bản thân mình, việc hiểu được nền tảng tâm lý cho những hành vi và phản ứng hàng ngày là rất quan trọng. Nhưng liệu chúng ta có làm tốt được bước đầu tiên đó không? Hãy xem 5 hiệu ứng tâm lý phổ biến dưới đây để biết não của bạn vận hành như thế nào, và làm sao để tránh được những sai lầm phổ biến
Hiệu ứng tâm lý ảnh hưởng đến hành vi con người
1. Sự hấp dẫn của bạn sẽ tăng lên khi bạn không hoàn hảo

Theo Hiệu ứng Platfall, những sai lầm làm nên sự hấp dẫn ở con người. Những người không bao giờ mắc sai lầm lại được xem là kém hấp dẫn hơn, vì sự hoàn hảo đôi khi tạo ra khoảng cách. Chúng ta thường bị hấp dẫn bởi những người không hoàn hảo.

Lý thuyết này đã được thử nghiệm bởi nhà tâm lý học Elliot Aronson. Trong thử nghiệm của mình, ông yêu cầu những người tham gia nghe bản ghi âm của một số ứng cử viên khi trả lời câu hỏi. Một vài bản ghi còn có tiếng ứng viên làm đổ cốc cafe. Cuối cùng khi những người tham gia được hỏi, họ lại có xu hướng thiện cảm hơn với những người làm đổ cafe.

Theo hiệu ứng Platfall, chúng ta nên ghi nhớ rằng đôi khi việc mắc lỗi lại là lợi thế, miễn rằng những sai lầm đó không quá lớn và có thể được sửa đổi.

2. Kì vọng cao hơn sẽ tạo ra hiệu suất làm việc tốt hơn

Điểm mấu chốt của hiện tượng tâm lý này là khái niệm Self-fulfilling prophecy (lời tiên tri tự thành hiện thực). Nếu bạn tin điều gì đó là thật thì dần dần nó sẽ trở nên đúng như vậy. Thử nghiệm đầu tiên (được biết đến với tên gọi Hiệu ứng Pigmalion) được nhà tâm lý Robert Rosenthal thực hiện với học sinh lớp 1 và lớp 2 bậc tiểu học. Vào đầu năm học, tất cả số học sinh được kiểm tra đánh giá trình độ. Rosenthal thông báo tới các giáo viên một danh sách những học sinh được xem là có khả năng vượt trội, thực ra danh sách này được chọn một cách ngẫu nhiên không theo một căn cứ nào. Đến cuối học kì, tất cả học sinh làm một bài kiểm tra khác. Và kết quả là nhóm học sinh trong danh sách thành tích cao đã thực sự có kết quả cao hơn.

Rosenthal đi đến kết luận: Những gì ta kì vọng ở người khác có thể sẽ là một lời tiên tri thành hiện thực khi ta tin vào điều đó.

Hiệu ứng Pygmalion mang một ý nghĩa to lớn khi ứng dụng trong quản lý con người cũng như phát triển chính bản thân. Về mặt cá nhân, nếu như bạn tự đặt cho mình những mục tiêu lớn hơn và cố gắng, mục tiêu đó sẽ thành hiện thưc. Nếu bạn là nhà quản lý, hãy mong đợi thành tích tuyệt vời từ nhân viên của mình, bạn sẽ nhận thấy sự tiến bộ của họ.

3. Càng có nhiều lựa chọn, ta càng ít hài lòng với quyết định của mình

Bạn đã bao giờ thấy cắn rứt sau khi mua một món đồ? Nếu có, tức là bạn đã trải qua hiệu ứng Nghịch lý của sự lựa chọn.

Ngay cả khi quyết định cuối cùng của bạn là đúng, khi phải đối diện với nhiều lựa chọn, bạn thường ít hài lòng với quyết định ban đầu. Hãy nghĩ đến khi bạn đi ăn nhà hàng, bạn có thường cân nhắc lại menu sau khi đã gọi món. Khi bạn đi mua xe, bạn thậm chí phải tung đồng xu xem mình sẽ chọn chiếc xe nào. Nhiều lựa chọn chỉ khiến cho con đường đi tìm sự mãn nguyện trở nên gian nan hơn.

Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề này: hãy cho mình ít lựa chọn hơn, tập trung vào những gì làm bạn thấy hạnh phúc và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn.

4. Càng có nhiều người xung quanh, bạn càng có ít cơ hội được giúp đỡ

Các nhà nghiên cứu gọi đây là “sự hỗn loạn của trách nhiệm”. Đó là trường hợp ta sẽ cảm thấy ít trách nhiệm với hậu quả của một việc hơn khi có nhiều người xung quanh. Trên thực tế, khả năng được giúp đỡ sẽ tỉ lệ nghịch với số người có mặt. Nên nếu bạn cần sự giúp đỡ, đừng tìm nó ở đám đông.

Hiệu ứng Người ngoài cuộc được 2 nhà tâm lý xã hội Bibb Latane và John Darley nghiên cứu. Họ theo dõi các sinh viên chứng kiến một sinh viên khác bị nghẹn ở căn phòng gần đó. Khi thấy chỉ có một mình mình có thể giúp, 85% số người tham gia sẽ chạy ngay đến để giúp đỡ. Khi cảm thấy còn có 1 người khác, 65% chạy đến giúp đỡ. Khi các đối tượng cảm thấy có ít nhất 4 người có thể giúp, con số giảm xuống 31 %.

Khi bạn cần giúp đỡ thì hãy cụ thể, hãy gọi tên người bạn cần để loại bỏ sự hỗn loạn trách nhiệm. Chúng ta thường nghĩ rằng, khi kêu gọi sự giúp đỡ từ một đám đông sẽ tốt hơn, nhưng sự thật không phải như vậy. Để tránh thất vọng, hãy chỉ chọn một người thôi.

5. Những lỗi lầm của bạn không được để ý nhiều như bạn nghĩ

Chúng ta thường có cảm giác rằng ta bị giám sát liên tục, đặc biệt khi mắc lỗi. Theo Hiệu ứng Spotlight, những người xung quanh không để ý đến những khoảnh khắc chúng ta mắc lỗi.

Để kiểm chứng điều này, một nhóm nghiên cứu tại Cornell yêu cầu một nhóm tình nguyện viên mặc áo phông in hình nhạy cảm và ước tính xem có bao nhiêu người chú ý vào chiếc áo họ mặc. Thực tế thì số người chú ý chỉ bằng một nửa con số mà những tình nguyện viên ước tính.

Như vậy, bạn ở dưới “ánh đèn sân khấu” ít hơn bạn nghĩ. Nhận thức được điều này sẽ làm bạn thấy thoải mái hơn ở những nơi công cộng và tự tin làm những gì bạn muốn. Hoặc khi bạn mắc lỗi, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi biết rằng tác động của nó không lớn đến vậy. Như Nhà tâm lý học Kenneth Savitsky đã nói: Bạn sẽ không hoàn toàn rũ bỏ được sự bối rối khi mắc một lỗi lầm nào đó, nhưng cũng hãy nhớ rằng bạn có thể đang phóng đại ảnh hưởng của nó.

Dịch: http://hanoitv.vn/5-hieu-ung-tam-ly-anh-huong-den-hanh-vi-con-nguoi-d50297.html

Nguồn: https://brightside.me/article/5-powerful-psychological-effects-which-influence-our-behaviour-6705/

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây